TÍCH HỢP HỆ THỐNG
Thông tin sản phẩm – dịch vụ
Công nghệ lưu trữ và máy chủ
Máy chủ là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống công nghệ thông tin, có thể coi đây chính là bộ não trung tâm của cả hệ thống, được chia làm nhiều dòng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Hiện nay, IDS đang là đối tác của nhiều hãng như Cisco UCS, IBM, HPE, Dell … Máy chủ được chia làm ba phân khúc chính:
Dòng Entry Level: dành phục vụ cho các nhu cầu thấp, chủ yếu cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc các ứng dụng không cần cấu hình cao. Các máy chủ phân khúc này bao gồm máy chủ dạng Tower như Dell PowerEdge T-series, HPE ProLiant ML-Series và các máy chủ dòng Rack như UCS C22, HPE ProLiant DL-Series. Đặc điểm của dòng máy chủ này là sử dụng một vi xử lý thế hệ Intel E3 hoặc E5 series.
Dòng Midrange Level: dành phục vụ cho các doanh nghiệp tầm nhỏ và trung, có khả năng đáp ứng cho các hệ thống đòi hỏi tốc độ xử lý cao và nhu cầu ảo hóa. Đây là dòng máy chủ thông dụng nhất ở thị trường Việt Nam gồm một số đại diện như Cisco UCS C220, C240, C460 hoặc Dell PowerEdge R740, R840, R940. Đặc điểm của dòng máy chủ này là sử dụng được nhiều vi xử lý thế hệ Intel E5, hỗ trợ rất tốt cho ảo hóa và các ứng dụng nặng.
Dòng Enterprise: dành phục vụ cho các hệ thống có yêu cầu rất cao về hiệu năng cũng như khả năng ảo hóa, hỗ trợ nhiều vi xử lý, nhiều bộ nhớ, cung cấp bang thông IO truyền dữ liệu rất cao, đại diện cho phân khúc này là các máy chủ dạng kiến trúc Blade. Ưu điểm của dòng kiến trúc này đó là sự tiết kiệm cũng như hiệu năng tối ưu về năng lực xử lý, điện năng tiêu thụ, quản lý và nâng cấp.
Một hệ thống máy chủ Blade gồm hai thành phần đó là Blade Chassis và Blade Server.
- Blade Chassis là một thiết bị dang khung, cung cấp kết nối IO, Power, Management cho toàn bộ hệ thống Blade.
- Blade server là máy chủ dạng phiến, đầy đủ các thành phần như một máy chủ thông thường nhưng được thiết kế đặc biệt với các slot tương ứng với chassis.
Giải pháp ảo hóa
Giải pháp Ảo hóa (Virtual Destkop Infrastructure – VDI) là giải pháp sử dụng tài nguyên điện toán từ các máy chủ kết hợp với công nghệ ảo hóa để tạo ra hệ thống các máy trạm, lúc này là các máy ảo. Người dùng sẽ truy cập đến hệ thống và được cấp phát máy ảo để sử dụng từ xa.
Những hình ảnh về giao diện của các máy ảo đang hoạt động được truyền về màn hình của thiết bị đầu cuối của người dùng, cũng như các thao tác của người dùng(bàn phím, chuột..) diễn ra hoàn toàn bình thường thông qua các giao thức hiện thị từ xa(Desktop Display Protocol) được thiết lập giữa thiết bị truy cập của người dùng và máy trạm bên trong trung tâm dữ liệu.
Mô hình giải pháp
Mô hình tổng quan một giải pháp VDI được thể hiện như dưới đây
Trong đó:
Hệ thống máy chủ (Physical Server)
Gồm các máy chủ có năng lực mạnh mẽ để đáp ứng đủ các nhu cầu điện toán (CPU, memory, network, IO…) cho hệ thống các máy trạm là các máy ảo.
Giải pháp bảo mật
Với việc sử dụng giải pháp xác thực truyền thống là không an toàn, người ta cần những giải pháp xác thực tốt hơn trong môi trường kinh doanh hiện nay. Một giải pháp xác thực chỉ được gọi là tốt khi mà nó đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu sau:
- Chi phí thấp.
- Dễ dàng, thuận tiện cho người sử dụng và sử dụng được trong nhiều hệ thống.
- Khả năng mở rộng và tương thích với các hệ thống khác tốt.
Để đáp ứng được những yêu cầu mới về an ninh mạng hiện nay, RSA đã đưa ra một giải pháp xác thực người dùng được gọi là giải pháp xác thực dựa trên hai yếu tố SecurID.
Giải pháp xác thực hai yếu tố SecurID của RSA hoạt động theo nguyên tắc: để đăng nhập vào hệ thống, người dùng phải có đủ hai yếu tố: cái mà họ biết và cái mà họ có. Tương tự nguyên tắc khi ta rút tiền ở máy ATM, ta cần có thẻ ATM (cái mà ta có) và mã PIN (cái mà chỉ ta biết). Thiếu một trong hai yếu tố này (ATM hoặc PIN) thì ta không thể rút tiền được.
RSA SecurID® Authenticators
RSA Authentication Agent
RSA Authentication Manager
Xác thực 2 yếu tố
Mô hình xác thực 2 yếu tố
Giải pháp hạ tầng mạng tổng thể
1. Xây dựng kết nối đa dạng
Yêu cầu xây dựng kết nối đảm bảo hoạt động các ứng dụng ngày càng đa dạng và phổ biến, từ các ứng dụng cơ bản như phần mềm nghiệp vụ, email, Web … trước đây, nhu cầu kết nối mạng đã phát triển cho rất nhiều các ứng dụng khác như Voice, Video, Video Conferencing, Data backup … Vì vậy, hệ thống mạng không chỉ phải đáp ứng các yêu cầu kết nối cơ bản mà còn phải đáp ứng các yêu cầu cao hơn về băng thông, chất lượng dịch vụ.
2. Xây dựng trung tâm dữ liệu
Ttrước đây trung tâm lưu trữ dữ liệu trong doanh nghiệp chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, chưa tương xứng với sự phát triển không ngừng và mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì sự thiếu quan tâm này kéo theo doanh nghiệp phải đối mặt nhiều thách thức không đáng có . Từ những vấn đề trên, hiện nay các doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam đã nhìn nhận vai trò quan trọng của Data center là ưu tiên hàng đầu, không thể thiếu, những lợi ích cũng như hiệu quả mà Data Center mang lại nhằm phục vụ nhu cầu kinh doanh rất to lớn , do đó việc chú trọng đầu tư vào Data Center là quyết định đúng đắn và mang tính bắt buộc, nó được ví như là “trái tim” trong môi trường IT và kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Đảm bảo vấn đề về bảo mật
Đối với các doanh nghiệp, các tổ chức internet là một kho dữ liệu, một công cụ, một môi trường đặc biệt hữu hiệu cho các hoạt động của họ. Sự phát triển gần như không có biên giới của Internet , việc kết nối hệ thống mạng của các tổ chức vào Internet khiến cho hệ thống mạng của họ có thể bị xâm nhập từ một vị trí bất kỳ trên thế giới. Điều này dẫn tới việc đảm bảo an toàn thông tin và chống lại các truy cập bất hợp pháp từ Internet là một công việc hiển nhiên và vô cùng quan trọng.
Thêm nữa, ngoài vấn đề truy cập bất hợp pháp, virus cũng đang là nguyên nhân gây ra sự khó chịu cho người dùng. Trước đây khi các máy tính độc lập với nhau, virus ảnh hưởng tới máy tính cũng chỉ nằm trên máy tính bị nhiễm. Ngày nay, khi các máy tính được nối mạng với nhau, một máy tính bị nhiễm thì nguy cơ lây nhiễm trên toàn mạng là hoàn toàn có thể.
4. Hiệu quả đầu tư
Khi tính toán đến nâng cấp một hệ thống chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng phần nào cần được nâng cấp, đầu tư mới và chọn lựa sản phẩm thế nào. Việc tính toán chính xác sẽ giúp được tiết kiệm được chi phí đầu tư và khả năng sinh lãi sau đầu tư (ROI). Đây là một lĩnh vực tưởng chừng không liên quan tới kỹ thuật nhưng thực ra nó có mối quan hệ mật thiết, ví dụ như nó liên quan mật thiết với Scalability (khả năng mở rộng). Nếu chúng ta đầu tư một thiết bị hợp lý, có khả năng mở rộng cao sẽ giúp cho tiết kiệm được chi phí phải mua thêm thiết bị mới trong tương lai vì chúng ta chỉ cần nâng cấp thiết bị hiện tại. Với trách nhiệm của một nhà tư vấn giải pháp, công ty chúng tôi sẽ đưa ra những thiết bị phù hợp nhất trong dự án này.
Bộ giải pháp Collaboration
1. Tổng quan
Hiện tại có nhiều mô hình để triển khai hệ thống truyền thông hợp nhất Unified Communication, tuy nhiên với bất kì hệ thống truyền thông hợp nhất nào đều phải dựa trên một thiết bị trung tâm xử lý cuộc gọi, Cisco Unified Communications Manager.
Cisco Unified CallManager là thành phần xử lý cuộc gọi trong hệ thống truyền thông hợp nhất của Cisco. Cisco Unified CallManager mở rộng những tính năng thoại cho doanh nghiệp và những khả năng chuyển thành những thiết bị đóng gói cuộc gọi như là IP Phones, những thiết bị xử lý đa phương tiện, VoIP gateways, và những ứng dụng đa phương tiện. Hơn nữa những dịch vụ như hợp nhất messaging, hội thoại đa phương tiện, trung tâm liên lạc, và những phản hồi tương tác đa phương tiện với giải pháp IP telephony thông qua những giao tiếp lập trình ứng dụng (APIs) Cisco Unified CallManager.
2. Các ưu điểm và lợi ích của giải pháp
IP Telephony là một trong những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu điện thoại trên mạng IP đồng thời vẫn duy trì khả năng giao tiếp với các mạng truyền thống khác như PSTN, ISDN.
Do vậy, việc trang bị hệ thống IP Telephony chính là sự chuẩn bị hữu hiệu để đáp ứng được với sự phát triển của công nghệ trong tương lai. Hệ thống IP Telephony sẽ đem lại các lợi ích như sau:
- Độ sẵn sàng cao: khả năng chạy dự phòng khi một phần hoặc toàn bộ thiết bị hư hỏng, hay khi ngưng hệ thống để bảo trì định kỳ.
- Tiết kiệm chi phí kết nối đường dài: công ty hay tổ chức áp dụng IP Telephony có thể giảm được cước phí điện thoại liên tỉnh hay quốc tế gọi qua mạng PSTN.
- Thông tin đảm bảo thông suốt: các thiết bị kết nối có thể phát hiện ra sự cố trên đường truyền và chuyển qua sử dụng đường truyền khác, đảm bảo thông tin giữa hai đầu luôn được duy trì một cách thông suốt.
Các ưu điểm nổi bật của hệ thống IP Telephony so với hệ thống PBX truyền thống:
- Softphone: là phần mềm chạy trên PC cung cấp chức năng của một điện thoại. Dịch vụ này giúp người sử dụng có thể thiết lập cuộc gọi, trả lời điện thoại trong khi vẫn đang làm việc trên máy tính.
- Meet-me Conference: là dịch vụ hội đàm có tính chất thường xuyên, định kỳ. Các thành viên tự động truy cập vào “phòng hội đàm” ở thời điểm đã thỏa thuận trước mà không cần có người làm nhiệm vụ kết nối.
- Truy cập Web: qua IP phone để lấy thông tin dạng XML trên trang Web đó. Trang Web này có thể là trang Web chứa các thông tin nội bộ của một công ty như cập nhật giá cả, chính sách…
- Mobile user: đây là tính năng vô cùng hữu hiệu cho các nhân viên có nhu cầu đi công tác thường xuyên. Từ chi nhánh của công ty ở khắp nơi trên thế giới, thông qua mạng WAN nhân viên đó có thể đăng ký vào mạng IP Telephony của cơ quan mình để sử dụng dịch vụ điện thoại giống như đang ở tại nơi làm việc thường xuyên của mình.
- Các dịch vụ mở rộng: IP Contact center: IVR, ICD, CTI…hệ thống hỗ trợ khách hàng, tự động trả lời cho phép các doanh nghiệp ngày nay hỗ trợ khách hàng tốt hơn trong môi trường cạnh tranh.
Bộ Giải pháp phụ trợ hạ tầng trung tâm dữ liệu
TTDL sẽ dùng nguồn điện lưới của tòa nhà, với hệ thống tự động chuyển mạch (ATS) giữa điện lưới và nguồn điện máy phát tòa nhà. Tủ điện tổng TTDL sẽ cấp nguồn cho hệ thống nguồn điện không gián đoạn (UPS), và hệ thống UPS sẽ cung cấp nguồn điện ổn định cho các thiết bị CNTT. Trong trường hợp mất điện lưới, hệ thống UPS sẽ sử dụng điện lưu trong ắcquy để cấp nguồn điện liên tục cho các thiết bị CNTT và các thiết bị an ninh (quản lý truy cập, PCCC). Thời gian vận hành bằng ắcquy được tính toán để bảo đảm nguồn điện liên tục trong vòng 20 phút tại tổng tải các thiết bị CNTT .
Tủ điện tổng TTDL cũng sẽ cung cấp nguồn điện cho các UPS, Tủ điện CRAC cung cấp cho 2 cooling Uniflair, tủ điện ELV cung cấp cho các thiết bị dân dụng, chiếu sáng.
Thiết kế mặt bằng TTDL:
- TTDL được triển khai trên diện tích 52m2 tại tòa nhà văn phòng. Thiết kế mặt bằng đáp ứng theo yêu cầu của ngân hàng như sau:
- Trong phòng DC chứa các thiết bị 2 máy lạnh Uniflair, 1 tủ UPS, 1 tủ Battery, 07 rack server, 4 rack network. Với tổng công suất 32kW
Trong thiết kế theo phương án sử dụng máy lạnh thổi sàn, các tủ rack server được bố trí thành 01 hàng, Tạo thành 01 hành lang lạnh & 01 hành lang nóng. Các hệ thống lạnh thổi sàn sẽ được bố trí đối xứng nhau khí nóng được hút về phía trên và thổi khí lạnh xuống phía dưới sàn nâng tạo một áp lực dương dưới sàn nâng nhằm đưa khí lạnh đến các khu vực mong muốn bằng cách sử dụng các tấm sàn lỗ.
Giải pháp trên nền Microsoft
IDS trở thành đối tác của Microsoft từ những ngày đầu Microsoft vào Việt Nam. Năm 2016, IDS cũng vinh dự khi là đối tác duy nhất tại Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Partner of the Year” do Microsoft trao tặng cho các đối tác trên toàn cầu.
Trong suốt thời gian qua, IDS luôn tự hào là đơn vị đại diện cho Microsoft triển khai và phát triển các giải pháp và dịch vụ về hệ thống, hạ tầng CNTT, các giải pháp vận hành và quản trị tổng thể cho trung tâm dữ liệu
dựa trên các sản phẩm và công nghệ mới nhất của Microsoft cho khách hàng trong nước và khu vực thuộc các lĩnh
vực khác nhau như: Ngân hàng – Tài chính, Bảo hiểm – Chứng khoán, đến cơ quan Chính phủ, Dầu khí, Sản xuất
và Giáo dục.Với các giải pháp, dịch vụ Microsoft mà IDS cung cấp, các tổ chức và doanh nghiệp sẽ hoàn toàn yên tâm về khả năng hoạt động ổn định với năng suất tối ưu nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn an ninh thông tin trên toàn hệ thống CNTT. Khi có nhu cầu phát triển, nâng cấp hoặc mở rộng hệ thống trong tương lai, khách hàng có thể tự cài đặt, cấu hình và quản trị hệ thống một cách dễ dàng mà không phải mất thêm chi phí phát sinh không cần thiết. IDS cam kết đồng hành, hỗ trợ và chăm sóc hệ thống CNTT của khách hàng một cách toàn diện.
Các giải pháp khác
Tư vấn thiết kế và triển khai các giải pháp liên quan đến:
- Hạ tầng mạng Network, Wi-Fi
- Hệ thống máy chủ và thiết bị lưu trữ
- Ảo hóa máy chủ
- Bảo mật hạ tầng mạng
- Hạ tầng trung tâm dữ liệu (DataCenter)
- Sao lưu và phục hồi dữ liệu
- Quản lý và tối ưu hóa băng thông Internet và WAN
- Quản lý in ấn (Printing Management)
- MS O365, GSuite trong môi trường giáo dục
- Mobility Device Management trong môi trường giáo dục
Phát triển phần mềm và tích hợp điều khiển thiết bị phần cứng
IDS còn có đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp để phát triển những giải pháp phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tự tối ưu và tự động hóa các quy trình sản xuất kinh doanh theo yêu cầu đặc thù:
- Phần mềm chấm công, quản lý truy cập ra vào, quản lý bãi giữ xe
- Phần mềm quản lý thư viện
- Phần mềm quản lý kho, tài sản công ty
Cho thuê nhân lực IT
- Cho thuê nhân lực IT cao cấp thiết kế mô hình IT, phân hoạch ngân sách, nhân sự, vận hành bộ phận IT theo kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
- Cho thuê IT quản lý vận hành hệ thống IT trong doanh nghiệp
- Cho thuê IT support tính theo manday
Bảo trì nâng cấp hệ thống
- Bảo trì hệ thống network, domain, email
- Bảo trì hệ thống tường lữa, Core switch, và hệ thống ảo hóa
- Bảo trì hệ thống máy chủ
- Bảo trì hệ thống UPS, Projector, và Camera
- Bảo trì các trung tâm dữ liệu(Data Center)
Hỗ trợ xử lý sự cố
- Xử lý sự cố, ứng cứu hệ thống, dữ liệu liên quan đến an toàn thông tin
- Xử lý sự cố liên quan đến hệ thống mạng
- Xử lý sự cố liên quan đến hệ thống máy chủ
- Xử lý sự cố liên quan đến hệ thống Data Center
- Sửa chữa máy tính xách tay, để bàn, máy in, iPad…